CÁCH NUÔI TÉP CẢNH MÀ BẠN CẦN LƯU Ý

CÁCH NUÔI TÉP CẢNH MÀ BẠN CẦN LƯU Ý
Ngày đăng: 21/01/2021 02:22 PM

     

     

    Phong trào nuôi tép cảnh mới du nhập vào nước ta từ một vài năm nay. Nuôi tép cảnh đã tạo lên làn sóng mới trong giới sinh vật cảnh được nhiều người ưa chuộng. Được ngắm đàn tép cảnh bơi lội tìm kiếm thức ăn chăm chỉ cùng với các màu sắc sặc sỡ của đàn cá cùng nhau hòa trong hồ giúp bạn quên đi những mệt mỏi lo toan trong ngày. Tép Màu Quận 3 muốn chia sẻ với người chơi tép cảnh về những điều lưu ý về cách nuôi tép cảnh. 

    Đối với người mới bắt đầu chơi tép cảnh hay kể cả những người đã chơi được một thời gian thì việc chăm sóc cho tép sống khỏe và sinh sản tốt không phải là một điều dễ dàng.  Dưới đây là những điều cần lưu ý về cách nuôi tép cảnh.

    CÁCH NUÔI TÉP CẢNH MÀ BẠN CẦN LƯU Ý

    Tép vàng Thái.

    Chọn mua tép cảnh

     

    Đầu tiên, người mua cần lưu ý đến biểu hiện khỏe mạnh của tép, động tác bơi lội tới lui trong bể và chân trước nhặt tìm thức ăn không ngừng thì đây là những con tép khỏe mạnh. Bộ giáp của tép cảnh cần màu sắc đều đặn, không có những màu sắc bất thường như chấm nâu đỏ hoặc màu lạ không đặc trưng của loại tép đó, hoặc biểu hiện của một vài bệnh ở tép mà bạn có thể quan sát được như thủng lỗ hoặc nổi bọc, mụn. Hầu hết tép là loài sống theo bầy, vì vậy nếu ai chỉ cho chúng có một, hai “bạn chơi”, có lẽ chẳng có mấy cơ hội nhìn thấy chúng rời khỏi nơi ẩn nấp. Hãy chọn cho chúng thật nhiều loài tép khác nhau để chúng có thể chơi đùa mà màu sắc của chúng sẽ làm bể nước trở nên nhiều màu sắc. Đặc biệt ở những bể thả nhiều cá kích thước tương đối lớn, điều này thay đổi tức khắc khi chúng hợp được thành bầy, ít nhất từ mười con trở lên. Hầu như sự nhút nhát ở chúng biến mất hoàn toàn khi chúng có những người bạn.

     

    Về chất lượng nước:

     

    Hãy đều đặn 1 tuần 1 lần đo TDS,PH,NO3…đảm bảo rằng mọi chỉ số nằm trong mức cho phép (TDS,PH tùy vào loại tép nuôi trong hồ, NO3 thì phải dưới 25). Bởi vì chất lượng nước ảnh hưởng rất quan trọng đến các loài tép, đặc biệt màu sắc của chúng.

    CÁCH NUÔI TÉP CẢNH MÀ BẠN CẦN LƯU Ý

    Tép Yamato Diệt Rêu.

     

    Về nhiệt độ:

    Một trong những lưu ý về cách nuôi tép cảnh là nhiệt độ trong bể nước. Không nên để nhiệt độ dao động quá nhiều trong vòng 24 tiếng. Ban ngày chạy quạt giải nhiệt và ban đêm tắt quạt vì nhiệt độ ban đêm thấp hơn, vừa để tiết kiệm. Việc để ý nhiệt độ rất quan trọng và mỗi loài tép thì có một chỉ số nhiệt độ khác nhau.

     

    Thức ăn:

     

    Thức ăn chính của tép là  thức ăn dành cho tép cảnh có thành phần đạm động vật. Bên cạnh đó, thức ăn bổ trợ thêm cho tép cảnh là viên tảo, cà rốt,dưa leo, lá dâu…..lâu lâu bổ sung rêu hại.

    Nếu muốn tép mau lớn thì nên cho ăn nhiều, nhưng ăn xong thì hút ra chứ ko để thức ăn bị tồn lại vì sẽ bị sán và ô nhiễm nước. Trong 1 tuần thay 10% nước, thay bằng nước máy trực tiếp nếu nguồn nước không bị ô nhiễm. 

     

    Lưu ý Nếu bể bị dính nhang muỗi,thuốc xịt muỗi, sẽ thấy tép bị ngộ độc sẽ có hiện tượng chạy vòng vòng,chui vào 1 góc, bơi lên rồi rơi xuống ngay lập tức sục khí oxy và thay nước liên tục (thay 80% nước bể và từ từ) và châm vi sinh giải độc dành cho tép.

    CÁCH NUÔI TÉP CẢNH MÀ BẠN CẦN LƯU Ý

    Tép vàng Đài Loan.

    Các loại hóa chất:

     

    Đây là một những điều về cách nuôi tép cảnh cần để ý là không nên cho bất kì loại hóa chất nào vào hồ khi ta chưa biết rõ nguồn gốc và tác dụng của nó đối với hồ tép. Tiếp theo là tuyệt đối không thắp nhang muỗi, xịt thuốc muỗi trong nhà nuôi tép vì sẽ làm tép cảnh bị ngộ độc. Bên cạnh đó, không thay nước quá 50% 1 lần, nếu muốn thay 50% thì phải thay làm nhiều lần. Cuối cùng, khi muốn đưa bất kỳ thứ gì vào bể (tay, dụng cụ vệ sinh…) phải đảm bảo không bị dính hóa chất (xà phòng…).

     

    Cây thủy sinh:

     

    Việc trang trí thêm các cây thủy sinh sẽ giúp bể cá trở nên đẹp hơn. Cũng có thể chọn theo ý thích nhưng đặc biệt nên bố trí những góc trồng Moos bám trên lũa (Javamoos, Vesicularia dubyana, Pellia, Monosolenium tenerum), đây là những nơi rút vào cho tép kiểng khi thay vỏ và là nơi sống, tìm thức ăn an toàn cho tép kiểng con.

    Hãy bổ sung thêm nhiều cây để tép cảnh có nơi trú ẩn. Trong bể quá ít cây, đôi khi tép kiểng không tìm được nơi trú ẩn cho quá trình thay vỏ. Trong trường hợp xấu, chúng sẽ bị chính đồng loại tấn công do vỏ còn mềm, tép kiểng còn yếu. Đó cũng là lý do khi tép kiểng rút lui lên tầng trên của bể, bám bất động ở điểm nào đó vì không tìm được nơi trú ẩn trong quá trình thay vỏ.

     

    Trên đây là những lưu ý về cách nuôi tép cảnh được Tép Màu Quận 3 dành cho ai muốn nuôi tép cảnh. Những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu hơn từ cách chọn lựa tép, về chất lượng nước, nhiệt độ, … những điều kiện cần khi nuôi tép cảnh. Để những chú tép cảnh có thể phát triển và khỏe mạnh bơi đùa trong bể thủy sinh tạo ra những sắc màu rực rỡ của đại dương thu nhỏ tại nhà bạn nhé.

     

    XEM THÊM GỢI Ý:
    TÉP CẢNH ĐẸP KHỎE MẠNH MÀU SẮC RỰC RỠ TẠI TÉP MÀU QUẬN 3
    CÁC CÁCH TRỊ BỆNH CHO TÉP CẢNH TẠI TÉP MÀU QUẬN 3

     

    0
    Zalo
    Hotline