CÁC CÁCH TRỊ BỆNH CHO TÉP CẢNH TẠI TÉP MÀU QUẬN 3

CÁC CÁCH TRỊ BỆNH CHO TÉP CẢNH TẠI TÉP MÀU QUẬN 3
Ngày đăng: 10/01/2021 05:04 PM

    Trong vài năm trở lại đây, trong giới sinh vật cảnh, tép cảnh trở nên được ưa chuộng hơn bao giờ hết mặc dù tép cảnh đã xuất hiện tại Việt Nam từ rất lâu. Trong hồ thủy sinh bên cạnh những chú cá cảnh đáng yêu không thể nào thiếu được những người bạn tép cảnh cũng xinh xắn không hề kém cạnh. Tuy nhiên hãy trang bị kiến thức tốt nhất để chăm sóc cho bể cá của bạn khi cùng Tép màu quận 3 tìm hiểu về cách trị bệnh cho tép cảnh thường gặp qua bài viết sau đây!

     

    Tép cảnh là một trong những thú vui tao nhã nhất tạo nên một bể cá cảnh hoàn hảo rực rỡ đẩy đủ sắc màu. Khung cảnh những con tép đùa nghịch vui nhộn sẽ xóa tan mọi sự mệt mỏi. Tại Việt Nam thì những chú tép cảnh đang dần trở thành xu hướng trào lưu được nhiều người yêu thích chính bởi sự đa dạng giống loài, nhiều màu sắc rực rỡ tạo nên những loại tép hoàn hảo phù hợp nhất với sở thích của từng người.

     

     


    Tép Wine Red


    1. Bệnh thiếu khoáng

    Một bể cá cảnh có đầy đủ các yếu tố tự nhiên: ánh sáng, cây thủy sinh,.. cùng các loại cá rực rỡ và không thể nào thiếu những chú tép cảnh đầy màu sắc vô cùng rực rỡ. Tuy nhiên các loài tép cảnh vẫn có thể gặp các triệu chứng của các loại bệnh. Một trong những loại bệnh thường gặp ở tép cảnh đó chính là bệnh thiếu khoáng.

    Đối với tép cảnh mắc phải vấn đề bệnh thiếu khoáng là một trong những biểu hiện bạn có thể nhận thấy tép cảnh bị hở cổ, không thấy lột vỏ hay chết do nguyên nhân không lột được vỏ. Bạn có thể sử dụng bút TDS, sẽ phát hiện ra chỉ số thấp hơn mức cho phép, để thấy được sự thiếu khoáng ở trong bể cá. Đây là khi có biểu hiện thiếu khoáng.

    Để khắc phục được bệnh thường gặp ở tép cảnh này, bạn cần phải bổ sung khoáng dạng bột hoặc nước, hạn chế thức ăn giàu đạm, thay thế bằng thức ăn đặc biệt cho tép để bổ sung sức khỏe tốt hơn, đảm bảo môi trường được cung cấp khoáng đầy đủ.

    2. Bệnh mềm vỏ.

    Bệnh mềm vỏ cũng là một trong số các bệnh thường gặp ở tép cảnh với biểu hiện tép chết do vỏ mềm không lột được hoặc chết do mới lột vỏ mà vỏ không cứng nhanh, khiến đồng loại cắn, làm bị thương và dẫn đến dễ chết. Đây là một trong những nguyên nhân khiến tép cảnh bị chết.

    Để khắc phục, bạn nên sử dụng khoáng có chứa canxi-sodium hoặc cho thức ăn đặc biệt dành cho tép để loại bỏ nhanh chóng hiện tượng này, giúp tép có vỏ cứng cáp và phát triển khỏe mạnh.


    Tép ong đen.

    3. Bệnh đen mang

    Một trong các loại bệnh thường gặp ở tép cảnh với biểu hiện tép bị đen, thụ động, không ăn uống, biểu hiện mệt mỏi trốn lẩn tránh trong một góc chính là biểu hiện của bệnh đen mang vì chúng thường bỏ bê ăn uống, mất đi màu sắc vốn có, chúng ít bơi lội.

    Để khắc phục tình trạng này, bạn cần phải thêm nước đen, vitamin và tăng lượng khoáng bằng 140% lượng khoáng trung bình định kỳ. Nước đen có tác dụng sát khuẩn tốt, vitamin giúp vỏ tép cứng hơn, giúp tép lột vỏ và loại trừ mảng đen trên cơ thể bổ sung chất để cho tép cảnh phát triển tốt hơn.

    4. Tép ngừng sinh sản

    Đây có thể một biểu hiện của bệnh ở tép cảnh thường gặp. Nguyên nhân chủ yếu là do chất lượng nước làm ảnh hưởng đến quá trình giữ trứng của tép. Bên cạnh đó, nồng độ NO3 cao có trong hóa chất thuốc diệt sản làm tép ngừng sinh sản.

    Để khắc phục tình trạng này, bạn cần tìm hiểu rõ nguyên nhân. Đối với bể thủy quá nhiều tép cái, hãy bổ sung thêm tép đực để cân bằng cá thể trong bể, tránh tình trtangj mất cân bằng trong bể. Sử dụng thức ăn dành riêng cho tép để tép trong đàn tráng tình trạng phát triển không đồng đều và không sinh sản. Trong trường hợp sử dụng thuốc triệt sản, tép có thể bị chậm sinh sản 1,5 đến 2 tháng.

    Tép Pure Red Line

    Hãy nắm thật rõ cách trị bệnh cho tép cảnh để trang bị thêm kiến thức, kịp thời xử lý mỗi khi những chú tép của mình có biểu hiện lạ. Thường xuyên ghé thăm Tép màu quận 3 để nhận những thông tin hữu ích và vô cùng thú vị để giúp cho bể cá cảnh của bạn trông thật xinh đẹp và khỏe mạnh!

    Xem thêm một vài gợi ý dưới đây:

    - CÁC LOẠI TÉP CẢNH DỄ NUÔI TẠI TÉP MÀU QUẬN 3

    - LỰA CHỌN THỨC ĂN CHO TÉP CẢNH NHƯ THẾ NÀO PHÙ HỢP?

     

     

    0
    Zalo
    Hotline