Rêu hại trong bể thủy sinh và một số loại tép diệu rêu hại đặc biệt !

Rêu hại trong bể thủy sinh và một số loại tép diệu rêu hại đặc biệt !
Ngày đăng: 27/03/2021 03:44 PM

    Rêu hại luôn là vấn đề mệt mỏi đối với những người chơi bể thủy sinh vì chúng vừa làm mất thẩm mỹ của bể, vừa gây mất vệ sinh môi trường nước trong bể. Để hiểu rõ vì sao lại có rêu hại và cách phòng tránh rêu hại cho bể thủy sinh, khám phá một số loại tép diệu rêu hại, hãy cùng theo dõi bài viết Tép màu quận 3 sẽ chia sẻ dưới đây. 

    Tại sao lại xuất hiện rêu hại trong bể thủy sinh ?

    Rêu hại xuất hiện trong bể thủy sinh là loại rêu tự phát trong bể, ở điều kiện nhất định, rêu hại có thể được coi là kẻ thù số 1 của bất kì hồ thủy sinh nào. Trong tiếng Anh, rêu hại được gọi là Algaes - những sinh vật có khả năng quang hợp. 

    Thực chất, rêu hại là một tác nhân lặp lại sự cân bằng cho một hệ sinh thái mà người chơi thủy sinh tạo ra. Nghĩa là khi bể thủy sinh bị mất cân bằng vì bất kì lí do nào, rêu hại sẽ xuất hiện để hấp thụ lượng năng lượng dư thừa, sau đó sẽ tự động biến mất. 

    Rêu hại trong bể thủy sinh và một số loại tép diệu rêu hại đặc biệt !

    Nguyên nhân khiến rêu hại phát triển mạnh

    Vậy những nguyên nhân nào gây nên sự mất cân bằng trong bể thủy sinh dẫn đến sự bùng phát rêu hại, cần lưu ý những điều sau:

    1. Ánh sáng

    Ánh sáng chính là gốc rễ chủ yếu của sự phát sinh rêu hại. Ngay cả khi bạn trồng bất kì 1 loại cây hay nuôi bể thủy sinh, điều quan trọng nhất vẫn là ánh sáng. Nhu cầu ánh sáng khi trồng một loại cây thủy sinh nào cũng cần sự tinh tế, đừng sử dụng quá nhiều ánh sáng hay đèn cho bể thủy sinh, nên tìm hiểu lượng ảnh sáng đủ cho bể thủy sinh là như thế nào trước khi nuôi nhé. 

    2. Hệ vi sinh chưa ổn định

    Bể thủy sinh thường sau vài tuần đầu đã có thể xuất hiện rêu hại, đa số thường nghĩ do nền mới còn nhiều dinh dưỡng là nguyên nhân gây rêu hại. Nhưng thực chất dinh dưỡng này chỉ góp phần nhỏ. 

    Nếu bể thủy sinh mới, bạn sử dụng lại phân nền cũ đã hết dinh dưỡng thì thời gian đầu bể vẫn có nhiều khả năng bị rêu hại tấn công. Đa số các chất dinh dưỡng trong nước phải được vi sinh chuyển hóa rồi cây cối mới hấp thụ tốt được, và khi thiếu hệ vi sinh làm việc hiệu quả thì các chất này được rêu hại hấp thụ tốt hơn. 

    3. Tạp chất hữu cơ trong nước

    Tạp chất hữu cơ thường có trong nền, phân cá tép, thức ăn thừa, lá cây chết phân hủy,... Đa số những chất hữu cơ này được cây hấp thụ rất nhanh. Nhưng trong trường hợp lượng hữu cơ quá nhiều, hoặc bể trồng ít cây hoặc những cây hấp thụ dinh dưỡng ít và chậm như rêu, ráy, dương xỉ, bucep.... Cộng thêm hệ vi sinh quá tải không phân hủy hết lượng hữu cơ này hoặc bể thủy sinh của bạn ít thay nước thì rêu hại sẽ lan ra rất nhanh. 

    4. Mất cân bằng dinh dưỡng

    Khi bể thủy sinh bị thiếu đi Carbon, Oxi, đa lượng, vi lượng, làm cây không đủ dinh dưỡng và yếu dần dẫn đến trường hợp bể mất cân bằng dinh dưỡng. Khi cây yếu thì lá sẽ dễ bị tổn thương và làm giá thể tốt cho rêu hại phát triển. Ngoài ra khi cây thiếu 1 chất nào đó quan trọng, nó sẽ ngừng hấp thụ những chất còn lại trong nước. Và tất nhiên những chất còn dư thừa lại này sẽ là lượng thức ăn tốt cho rêu hại tiêu thụ. 

    Việc mất cân bằng dinh dưỡng cũng có thể là do dư dinh dưỡng khi bể thủy sinh của bạn ít cây phát triển nhanh mà lại chậm quá nhiều phân nước, đặc biệt là sắt và vi lượng. 

    5. Nhiệt độ

    Nhiệt độ cũng là một yếu tố ảnh hưởng khá nhiều đến bể thủy sinh. Đặc biệt là ở những nơi có khí hậu nhiệt đới như Việt Nam, vào mùa nóng nhiệt độ thường trên 30 độ C thì lượng oxy sẽ xuống thấp, gây ảnh hưởng đến hệ vi sinh, dẫn đến cây thủy sinh bị yếu và hút dinh dưỡng ít đi, gây mất cân bằng bể thủy sinh. 

    Một số rêu hại điển hình thường xuất hiện trong bể thủy sinh

    1. Rêu chùm đen - Black Brush/Beard ( Rhodophyta )

    2. Tảo nâu - Brown Algae (Diatoms)

    3. Rêu xanh - Blue Green (Cyanobacteria)

    4. Cladophora

    5. Fuzz Algae

    6. Rêu bụi xanh - Green Dust Algae (GDA)

    7. Rêu đốm xanh - Green Spot (Choleochaete orbicularis)

    8. Nước xanh - Green Water (Euglaena)

    9. Rêu tóc, rêu chỉ - Hair/Thread Algae

    10. Staghorn

    Tép diệt rêu hại nên nuôi trong bể thủy sinh

    1. Tép Mũi Đỏ Diệt Rêu Hại

    Tép mũi đỏ có tên khoa học là Caridina Gracilirostris, hay tên gọi khác là tép mũi dài. Loài tép này có nguồn gốc từ khu vực Thái Bình Dương, có cả ở Ấn Độ và Việt Nam. Đúng như tên gọi của nó, tép mũi dài sở hữu một chiếc mũi màu đỏ thon dài trên đầu, thân màu trong suốt. Đặc biệt, mũi của tép mũi đỏ có thể mọc lại theo thời gian nếu bị gãy hoặc đứt. 

    Rêu hại trong bể thủy sinh và một số loại tép diệu rêu hại đặc biệt !

    Tép mũi đỏ cũng được coi là " dũng sĩ diệt rêu " trong bể thủy sinh bởi khả năng càn quét rêu hại vô cùng đáng nể của chúng, dù là rêu nâu hay rêu tóc. 

    Kích thước trung bình của tép mũi đỏ trưởng thành là từ 3.5 - 4cm, sống tốt trong môi trường nhiệt độ 20 - 28 độ C, với độ pH là 6.5 - 7.5. 

    Cách chăm sóc

    Để chăm sóc tép mũi đỏ không cần quá cầu kỳ. Tép mũi đỏ thích hợp để thả trong bể thủy sinh có nhiều cây thủy sinh, đá hoặc lũa để chúng có nhiều chỗ trú ẩn, tránh các loài cá hung dữ, đồng thời có chỗ để sinh sản. 

    Bể thủy sinh của bạn cần có hệ thống lọc, có dòng chảy tốt, nguồn nước sạch, không có ammoniac.

    Khả năng tương thích

    Tép mũi đỏ rất hòa đồng nên bạn có thể nuôi chung với các loài cá, tép khác, tránh nuôi chung với các loài cá dữ nếu không chúng sẽ bị tấn công. 

    Tép mũi đỏ sẽ nhảy ra khỏi bể khi bị tấn công hoặc điều kiện nước không được tốt. Chúng thường lơ lửng trong nước với mũi chúi xuống đáy. Thực ra đây không phải là dấu hiệu tép bệnh mà đó là cách bơi độc nhất vô nhị của loài tép mũi đỏ, giống như loài tép yamato

    2. Tép Yamato diệt rêu hại

    Tép Yamato là dòng tép cảnh nước lợ, rất được yêu thích bởi cách xử lý các rêu hại bên trong bể thủy sinh một cách triệt để, giúp chiếc bể luôn xanh và sạch. 

    Tép Yamato không phải là dòng tép khó nuôi, chúng không yêu cầu điều kiện môi trường như các dòng tép cảnh khác. Yamato có thể sống khỏe trong môi trường nước ngọt từ 2-3 năm.  

    Rêu hại trong bể thủy sinh và một số loại tép diệu rêu hại đặc biệt !

    Vì là dòng tép ăn tạp, do đó ngoài rêu hại bên trong bể thủy sinh, các loại thức ăn cho cá, tép chúng đều có thể ăn được. 

    Tép Yamato khi trưởng thành có thể đạt kích thước trung bình 5-7cm, nhiệt độ lí tưởng để tép sống tốt là từ 22-29 độ C, độ pH từ 6-7, ăn tạp. 

    Xem thêm: CÁCH LÀM THỨC ĂN CHO TÉP CẢNH CỰC DỄ TỪ LÁ DÂU TẰM

    Còn rất nhiều loại tép cũng như ốc, cá diệt rêu hại mà những người chơi bể thủy sinh có thể sử dụng để làm môi trường bể thủy sinh xanh, sạch hơn. Trên đây là những thông tin về nguồn gốc của rêu hại và những loại tép diệt rêu hại phổ biến có tại Tép màu quận 3, mong rằng bạn có thể thu thập được thêm nhiều kiến thức để chăm sóc cho bể thủy sinh của riêng mình. 

    0
    Zalo
    Hotline