Cách chăm sóc cho tép cảnh kỳ sinh sản tốt nhất !

Cách chăm sóc cho tép cảnh kỳ sinh sản tốt nhất !
Ngày đăng: 29/03/2021 06:46 PM

    Bất kể là loài vật nào thì người nuôi cũng đều cần chú ý khi vật nuôi của mình đến kỳ sinh sản, đặc biệt là với những người mới nuôi chắc hẳn sẽ còn nhiều lúng túng và không biết cách chăm sóc ra sao. Tép cảnh cũng vậy, nếu không biết cách bảo vệ và chăm sóc lúc tép cảnh ôm trứng rất có thể khiến tép bị chết. Tép màu quận 3 giúp các bạn tìm hiểu về quá trình sinh sản của tép cảnh và cách chăm sóc cho tép cảnh kỳ sinh sản tốt nhất. 

    Lựa chọn tép cảnh sinh sản tốt nhất 

    Muốn một lứa tép sinh sản ra tốt bạn còn chọn những con tép giống khỏe mạnh, thân không bị thủng lỗ hoặc nổi bọc mụn, có cơ động bơi lui tới và chân trước nhặt tìm thức ăn không ngừng. 

    Tép cảnh sinh sản cũng cần có lớp vỏ màu đều đặn, không nên chọn những loại tép có dấu hiệu hoặc đặc điểm khác lạ, tránh trường hợp khi sinh ra lứa mới gặp phải vấn đề nào đó. 

    Đồng thời người nuôi cần chú ý tới tập tính sinh sống của tép cảnh, sinh sản thường sống theo bầy vậy nên cần nuôi số lượng từ 10 con trở lên.

    Cuối cùng, một bể thủy sinh với chất lượng nước tốt, nhiệt độ trong bể ổn định, nhiều cây thủy sinh tạo nơi ẩn nấp cho tép sẽ là điệu kiện tốt nhất cho kỳ sinh sản của tép cảnh.

    Quá trình trình sinh sản của tép cảnh

    Tép cảnh ôm trứng

    Trứng thường phát triển trên lưng các con tép cảnh mái thành một vùng tam giác giống như yên ngựa, điều này có nghĩa là tép đã trưởng thành và sẵn sàng để giao phối. Tép mái sẽ tiết ra một chất đặc biệt lan truyền trong môi trường bể thủy sinh để thu hút tép đực.

    Cách chăm sóc cho tép cảnh kỳ sinh sản tốt nhất !

    Những con tép đực sau khi cảm nhận được chất này sẽ bị kích động và bơi lội rất nhiều. Sau đó tép đực sẽ tìm đến tép mái và tiến hành giao phối. 

    Sau khi giao phối thành công, trứng được thụ tinh sẽ chuyển xuống dưới bụng. Thông thường tép mái sẽ ôm trứng trong vòng 24 giờ, động tác xếp trứng điển hình của tép mẹ là đứng ở chỗ cao ấn nấp tránh những con tép hay loài cá khác làm phiền để đẻ trứng. Thân tép sẽ cong thành hình chữ S để đẻ trứng, mỗi lần giao phối sẽ được 20-30 trứng. 

    Theo dõi và quan sát Tép ôm trứng

    Thời gian tép mẹ từ lúc ấp trứng đến lúc trứng nở thường kéo dài 1 tháng. Theo thời gian bạn có thể thấy rõ sự thay đổi của trứng, thậm chí ở giai đoạn cuối có thể nhìn thấy sự di chuyển bên trong trứng. 

    Người nuôi cần theo dõi thời gian tép ôm trứng bao lâu thì đẻ qua từng ngày để có thể kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường, tránh xảy ra những trường hợp không đáng có cũng như đảm bảo tỷ lệ sống sót cao. 

    Cách chăm sóc cho tép cảnh kỳ sinh sản tốt nhất !

    Tỉ lệ sống sót của tép quyết định bởi hàm lượng vi sinh vật, hàm lượng khoáng chất, hàm lượng nguyên tố vi sinh, nên bạn cần khống chế và điều chỉnh sao cho phù hợp. 

    Sau hai đến ba tuần trứng sẽ nở, khi trứng nở ta sẽ nhìn thấy 2 chấm đen trong trứng, đó gọi là mắt của tép con, tép con mới mở chỉ tầm 1mm, màu sắc vỏ nhạt hoặc trong suốt. 

    Hiện tượng tép xả trứng

    Xả trứng hay bỏ trứng đều cùng 1 ý nghĩa là tép mẹ mang thai nhưng trong lúc mang thai thì dùng chân sau thả bớt trứng ra ngoài.

    Hiện tượng này xảy ra khi tép mẹ bị sốc môi trường, cảm thấy gặp nguy hiểm hoặc bị hoảng sợ. Chính vậy người nuôi cần tránh những tình hướng khiến tép mẹ rơi vào tình trạng này. 

    Ấp trứng nhân tạo cho tép cảnh sinh sản 

    Cách chăm sóc cho tép cảnh kỳ sinh sản tốt nhất !

    Có một số trường hợp khi tép con chưa hình thành tép mẹ đã đẻ trứng, hoặc khi tép mẹ bị chết trong khoảng thời gian ấp trứng, thì người nuôi có thể dùng phương pháp ấp trứng nhân tạo cho tép cảnh sinh sản. 

    Ấp trứng nhân tạo cho tép cảnh sinh sản nghĩa là lấy trứng chưa được ấp nở đặt ở nơi có nước chảy. Thông thường khi có thể thấy mắt tép trong trứng là tỷ lệ trứng nở rất cao, khi lấy trứng ra bạn cần tránh những tạp chất của tép chết để tránh trứng tép bị xù lông. 

    Người nuôi nên đặt trứng ở gần đầu dẫn khí oxy hoặc gần chỗ nước chảy của bể thủy sinh. Thời gian ấp được ít nhất 20 ngày có thể tăng nhiệt độ nước lên 26 - 28°C.

    Việc này giúp đẩy nhanh quá trình trứng nở, đồng thời tăng cao tỷ lệ nở của trứng tép. Bạn có thể đặt  lưới đựng trứng phòng tránh tép trưởng thành ăn trứng ở chỗ có nước chảy.

    Xem thêm: CHỌN MUA TÉP CẢNH ĐẸP SÀI GÒN

    Cách chăm sóc cho tép cảnh kỳ sinh sản không phải là quá khó, chỉ cần bạn tìm hiểu và thường xuyên quan sát, tạo điều kiện môi trường cho bể thủy sinh tốt nhất thì tép có thể sinh sản một cách trọn vẹn. Mong rằng bài viết trên đem đến những thông tin cần thiết cho bạn, cùng theo dõi các bài viết tới của Tép màu quận 3 nhé. 

    0
    Zalo
    Hotline